“Người đứng mũi chịu sào” – đó là cụm từ mà người ta thường nói về GS-TS Nguyễn Thanh Liêm – nguyên Giám đốc Bệnh viện nhi Trung ương. Tên tuổi của ông đã gắn liền với hàng loạt những thành công nối tiếp của ngành phẫu thuật nhi khoa Việt Nam – những thành công vang dội khiến bạn bè thế giới phải khâm phục.
Đến nay, GS-TS Nguyễn Thanh Liêm được coi là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ngoại nhi ở Việt Nam và là một trong các chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật nội soi. Hiện, ông còn là chủ nhiệm của 3 đề tài cấp nhà nước, nhiều đề tài cấp bộ, đã và đang hướng dẫn 10 luận án tiến sĩ, 20 luận văn thạc sĩ và nhiều luận văn bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa I, II khác.
Nói về những công trình nghiên cứu khoa học của mình, GS-TS Nguyễn Thanh Liêm cười và nói vui: “Có lẽ những sách và bài viết nghiên cứu của tôi đã in ra người Mỹ và Châu Âu còn biết và đọc nhiều hơn cả ở trong nước”.
Nhìn vào công trình nghiên cứu khoa học khổng lồ của ông, nhiều người không khỏi kinh ngạc: Với 6 cuốn sách được xuất bản, 185 công trình khoa học đã được công bố trong nước và 40 công trình khoa học xuất bản trên các tạp chí quốc tế đã khẳng định công lao và những đóng góp to lớn của GS-TS Nguyễn Thanh Liêm đối với nền y học Việt Nam cũng như y học thế giới.
Ngoài việc cải tiến nhiều kỹ thuật mổ mà các tác giả quốc tế đã đề xuất, ông đã dày công nghiên cứu đề xuất 8 kỹ thuật mổ hoàn toàn mới với những ưu điểm làm phong phú thêm các kỹ thuật ngoại khoa ở trẻ em, đó là mổ nội soi dị tật teo trực tràng, mổ thoát vị cơ hoành dưới máy máy cao tần, mổ cắt màng tim bằng nội soi lồng ngực điều trị viêm mủ màng ngoài tim, mổ còn ổ nhớp bằng nội soi, mổ dò trực tràng niệu đạo (kết hợp giữa phần bụng và đằng sau), mổ cắt thận bằng 1 trocar (1 đường rạch), mổ nối niệu quản với niệu quản bằng 1 troca bằng 1 đường rạch, mổ bệnh phình đại tràng bẩm sinh bằng đường sau trực tràng cải tiến.
Nói về phương pháp mổ nội soi đã đưa tên tuổi mình thành một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới, GS-TS Nguyễn Thanh Liêm bồi hồi kể lại: Trước năm 1990, việc mổ thoát vị cơ hoành cho trẻ không mấy thành công, ngay cả các nước phát triển như Mỹ hay Châu Âu tỉ lệ trẻ tử vong rất nhiều. Từ 1995 – 2001, mới chỉ có 2 báo cáo về mổ thoát vị cơ hoành bằng phẫu thuật nội soi cho 2 trẻ lớn tuổi được báo cáo.
Năm 2002, Bệnh viện Nhi Trung ương và một trung tâm khác ở Mỹ bắt đầu mổ nội soi lồng ngực để điều trị thoát vị cơ hoành ở trẻ mới sinh. Do tỉ lệ thất bại cao nên các nhà khoa học Mỹ đưa ra kết luận: Không nên thực hiện phẫu thuật nội soi lồng ngực để điều trị thoát vị cơ hoành ở trẻ sơ sinh. Đây chính là một sai lầm của các nhà khoa học Mỹ và đã tạo nên bước lùi của họ trong lĩnh vực này”- GS-TS Nguyễn Thanh Liêm cho biết.
Trong khi đó, Việt Nam đã tiến hành thận trọng, rút kinh nghiệm và thực hiện các cải tiến cần thiết sau từng ca mổ nên tỉ lệ thành công cao. Với 5 công trình nghiên cứu xuất bản trên các tạp chí uy tín quốc tế và trình bày tại nhiều hội nghị quốc tế, chúng ta đã khẳng định đây là một phương pháp khả thi, an toàn, có nhiều ưu điểm và đã hạ thấp đáng kể tỉ lệ tử vong. Đây là một đóng góp rất quan trọng của Việt Nam góp phần phổ biến rộng rãi phương pháp này ở nhiều trung tâm trên thế giới.
Lỗ hổng Pena và bị phản đối vì… thành công ngoài mong đợi
Dị tật không hậu môn là một dị tật khá phổ biến. Kỹ thuật mổ bằng đường sau trực tràng do Pena đề xuất năm 1981 đã trở thành phương pháp điều trị chuẩn và được cả thế giói áp dụng.
Tuy nhiên, kỹ thuật mổ của Pena cũng chưa phải là hoàn mỹ. Hạn chế của kỹ thuật mổ Pena đó là sau khi phẫu thuật, hậu môn của trẻ hoạt động không được như bình thường, tỉ lệ trẻ bị táo bón cao do hệ thống cơ thắt đã bị tổn thương nặng và xơ cứng sau mổ. Từ hạn chế đó, ông nảy sinh ý tưởng phải cố gắng tìm ra phương pháp mới hiệu quả cao hơn.
Sau một thời gian tìm tòi và nghiên cứu, GS-TS Nguyễn Thanh Liêm đã tìm ra phương pháp phẫu thuật hoàn toàn mới, kỹ thuật Pena cải tiến, giữ nguyên hệ thống cơ thắt hậu môn trong mổ.
Trên thế giới nhiều người không tin- đặc biệt là các giáo sư người Mỹ, họ phản đối ghê lắm. Mặc dù kỹ thuật này đã được xuất bản trên tạp chí Phẫu thuật nhi Châu Âu năm 2004, nhưng năm 2012 một nghiên cứu tiếp theo được gửi cho tạp chí phẫu thuật Nhi khoa thì không được chấp nhận, vì các nhà phản biện đã cho rằng kết quả quá tốt, không thể tin được!
Cái mới không dễ được chấp nhận
Ông là người đầu tiên trên thế giới phẫu thuật nội soi điều trị dị tật còn ổ nhớp, một dị tật vào loại phức tạp nhất khi chỉ có 1 xoang chung cho cả hậu môn, đường đi tiểu và đường sinh dục.
Các giáo sư người Mỹ gần như phủ định hoàn toàn công trình mà tôi công bố. Họ cho rằng Mỹ là nước phát triển, có nền y học phát triển với những thành tựu nổi bật như thế, không có lý gì lại “chịu thua” một “anh giáo sư” Việt Nam – một nước vốn được xem là khó khăn, nghèo”.
“Tại hội thảo khoa học quốc tế tổ chức tại thành phố Sandiego- có hội tụ tất cả các nhà khoa học hàng đầu thế giới về y học- tôi đã trình bày công trình nghiên cứu của mình, trong đó có đề cập đến kỹ thuật mổ nội soi mới. Một điều khiến tôi ngạc nhiên là cả hội trường đều đồng loạt rào rào phản đối. Họ cho rằng điều tôi trình bày là không tưởng, không thể làm được vì chính họ lâu nay dù đang nghiên cứu cũng vẫn chưa làm được điều này. Nếu áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi mới như tôi trình bày mà đưa lại hiệu quả như thế thì quả thực là… thành công ngoài sức tưởng tượng!” – GS-TS Nguyễn Thanh Liêm kể.
Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến phản đối thì vẫn có những ý kiến bày tỏ sự ủng hộ của các nhà khoa học đối với công trình nghiên cứu mà GS-TS Nguyễn Thanh Liêm đã trình bày. Đặc biệt, sau đó không lâu, ông đã nhận được rất nhiều ý kiến từ phía các nhà khoa học trên khắp thế giới gửi đến. Ngoài những ý kiến phản biện, còn có cả những ý kiến bày tỏ muốn được tìm hiểu sâu hơn nữa về phương pháp phẫu thuật mới mà ông đã trình bày trong hội thảo. Nhiều nhà khoa học còn gửi thư thể hiện sự khâm phục và cầu thị và cuối cùng, phương pháp điều trị của ông cũng được xuất bản trên tạp chí phẫu thuật Nhi Mỹ- tạp chí danh tiếng nhất về lĩnh vực này trên thế giới.
“Người đứng mũi chịu sào” – đó là cụm từ mà người ta thường nói về GS-TS Nguyễn Thanh Liêm – nguyên Giám đốc Bệnh viện nhi Trung ương. Tên tuổi của ông đã gắn liền với hàng loạt những thành công nối tiếp của ngành phẫu thuật nhi khoa Việt Nam – những thành công vang dội khiến bạn bè thế giới phải khâm phục.
Khắc phục “lỗ hổng” Pena
GS-TS Nguyễn Thanh Liêm quê ở Thanh Hóa. Ông bắt đầu theo học Trường Đại học Y Hà Nội từ năm 1970 – 1976, sau đó là bác sĩ nội trú ngoại khoa của Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức từ 1976 đến 1979.
Từ 1985, ông đã có nhiều chuyến du học về khoa ngoại nhi ở các nước Thụy Điển, Pháp, Nhật Bản và Mỹ. Tại các nước đó, ông đã tiếp cận với nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật hiện đại của nền y học phát triển bậc nhất thế giới.
Chuyên gia hàng đầu thế giới
U nang ống mật chủ (đường mật dãn như quả bưởi) là dị tật hay găp ở Việt Nam. Phẫu thuật mổ mở đã rất khó, mổ nội soi càng khó khăn và nguy hiểm hơn, vì vậy không có nhiều trung tâm trên thế giới thực hiện kỹ thuật này. Ông đã nghiên cứu thực hiện nhiều cải tiến và hoàn thiện kỹ thuật này. Bản thân ông đã thực hiện trên 500 ca mổ tuyệt đối an toàn. Với 4 công trình xuất bản quốc tế và được mời viết sách cho sách giáo khoa ở Mỹ và Anh, ông đã được các đồng nghiệp quốc tế coi là chuyên gia hàng đầu thế giới về mổ nội soi cho bệnh lý này.
Theo GS-TS Nguyễn Thanh Liêm, điều khiến ông tự hào là phương pháp phẫu thuật của ông đã được công nhận và nhiều nước đã bắt đầu áp dụng phương pháp mới này.
“Hiện nay, Italia là nước đi đầu áp dụng phương pháp phẫu thuật điều trị không hậu môn do tôi tìm ra vì họ nhận thấy phương pháp này hiệu quả thành công cao hơn phương pháp vẫn áp dụng trước kia. Tháng 11.2013 tới, tại Italia sẽ tổ chức hội thảo liên quan đến các vấn đề trên và họ mời tôi trình bày rõ hơn nữa về công trình nghiên cứu của mình tại hội thảo này” – GS-TS Nguyễn Thanh Liêm tự hào nói