TỔNG HỘI Y DƯỢC HỌC VIỆT NAM HỘI NHI KHOA VIỆT NAM ĐIỀU LỆ HÀ NỘI 29.4.1961 – 29.4.2004
Chương I: TÊN HỘI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH
Điều 1: Tên Hội là Hội Nhi khoa Việt Nam
Điều 2: Hội Nhi khoa Việt Nam là tổ chức tự nguyện của các bác sĩ làm công tác nghiên cứu, chữa bệnh, giảng dạy, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, cùng nhau đoàn kết phấn đấu góp phần vào việc bảo vệ, tăng cường sức khỏe của trẻ em và xây dựng nên Y học Việt Nam. Hội Nhi khoa Việt Nam là thành viên của Tổng hội Y Dược học Việt Nam
Điều 3: Hội Nhi khoa Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước, trụ sở đặt tại Bệnh viện Nhi Trung ương ở Hà Nội. Hội có con dấu riêng và có tư cách pháp nhân, hoạt động theo đúng quy định và pháp luật Nhà nước ban hành.
Chương II: NHIỆM VỤ CỦA HỘI NHI KHOA VIỆT NAM
Điều 4: Hội Nhi khoa Việt Nam có nhiệm vụ:
1. Động viên, giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho trẻ em và xây dựng nền Y học Việt Nam.
2. Tham gia ý kiến vào việc xây dựng những chủ trương chung có quan hệ đến toàn bộ hội viên và quyền trẻ em.
3. Hợp tác trao đổi kinh nghiệm với các Hội nhi khoa và các hội chuyên khoa có liên quan ở trong nước, khu vực và thế giới.
Chương III: HỘI VIÊN
Điều 5: Những người có đủ tiêu chuẩn sau đây, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Hội đều có thể công nhận là hội viên
1. Là Bác sỹ hoặc cán bộ đại học khác đang làm công tác chăm sóc, nghiên cứu và bảo vệ sức khỏe trẻ em trong khu vực Nhà nước hoặc tư nhân đều có thể tham gia hội.
2. Muốn gia nhập Hội Nhi khoa Việt Nam, cần có đơn tự nguyện xin gia nhập và có hai hội viên giới thiệu, được ban chấp hành hội hoặc chi hội cơ sở chấp nhận.
3. Việc công nhận hội viên danh dự, hội viên thông tấn cho các nhà nhi khoa nước ngoài phải do ban chấp hành Hội nhi khoa đề nghị lên cấp trên xem xét và quyết định
4. Những nhà hảo tâm có nhiệt tình tham gia đóng góp cho sự phát triển sức khỏe trẻ em Việt Nam sẽ được ban chấp hành Hội Nhi khoa xét công nhận là Hội viên tán trợ của hội.
Điều 6: Nhiệm vụ của hội viên
1. Tôn trọng điều lệ hội. Tuyên truyền phát triển hội viên, vận động quần chúng hưởng ứng mọi hoạt động của hội và thực hiện chiến lược chăm sóc sức khỏe trẻ em của ngành.
2. Chăm lo xây dựng đoàn kết trong nội bộ ngành Nhi và giới Y học nói chung, góp phần xây dựng nền Y học nước nhà.
3. Tích cực trau dồi y đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu, góp phần xây dựng ngành Nhi vững mạnh
4. Tham gia sinh hoạt Hội và đóng hội phí
Điều 7: Quyền lợi của hội viên
1. Thảo luận và biểu quyết mọi công việc của hội, Bầu và ứng cử vào Ban chấp hành các cấp của hội.
2. Được khuyến khích và giúp đỡ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu.
3. Được trình bày các đề tài nghiên cứu khoa học của mình tại các buổi sinh hoạt khoa học của Hội, được đăng các công trình của mình vào các tạp chí của Hội, hoặc được giứoi thiệu đăng ở các tạp chí của tổng hôi và nước ngoài.
Chương IV: TỔ CHỨC CỦA HỘI NHI KHOA
Điều 8: Hội Nhi khoa Việt Nam gồm có:
– Trung ương hội
– Các chi hội ở địa phương và các chi hội chuyên khoa
Điều 9: Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Nhi khoa Việt Nam là đại hội đại biểu toàn quốc
Đại hội đại biểu toàn quốc 5 năm họp một lần, số đại biểu đại hội do ban chấp hành Hội quyết định.
Điều 10: Đại hội đại biểu toàn quốc bầu ra Ban chấp hành Trung ương Hội Nhi khoa Việt Nam, số ủy viên ban chấp h ành do đại hội quy định trong khuôn khổ điều lệ của tổng hội Y dược học Việt Nam, số ủy viên ban chấp hành do đại hội quy định trong khuôn khổ điều lệ của tổng hội Y Dược học Việt Nam. Trung ương hội bầu ra thường vụ để giúp ban chấp hành tiến hành công việc thường xuyên của Hội. Ban thường vụ gồm có:
– Chủ tịch
– Các phó chủ tịch
– Tổng thư ký
– Một số ủy viên: Không quán 1/3 số ủy viên BCH
Tùy theo nhu cầu công tác, ban thường vụ có thể thành lập các ban chuyen môn: Ban tổ chức – tài chính; Ban KHKT và xuất bản.
Hội có văn phòng đặt tại Bệnh viện Nhi Trung ương và do Tổng thư ký phụ trách.
Hội có tạp chí riêng: Tạp chí Nhi khoa
Điều 11: Hội nhi khoa địa phương và chi hội chuen khoa là thành viên cảu Hội Nhi khoa Việt Nam và phải có từ 30 hội viên trở lên mới được thành lập. Nhiệm kỳ của chi hội là 2 năm.
Hội địa phương có nhiệm vụ và quyền lợi: Tổ chức trao đổi chuyên môn cho hội viên trong phạm vị địa phương (tỉnh hoặc thành phố).
Tham gia các hoạt động của hội, tôn trọng và thực hiện điều lệ của hội. Giới thiệu ngừoi ứng cử, đề cử và bầu của vào BCH Hội.
Đề nghị. thảo luận, phê bình công việc của Hội.
Chương V: KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 12: Những chi hội và hội viên có thành tích xuất sắc trong công tác hội sẽ được Hội khen thưởng hoặc đề nghịe các cácp chính quyền khen thưởng.
Điều 13: Những chi hội và hội viên nào phạm những điểm sau đây sẽ bị xóa tên trong Hội:
1. Làm tổn hại đến uy tín của Hội
2. Chống lại tôn chỉ, mục đích của Hội
3. Bị kỷ luật của chính quyền từ mức sa thải hoặc bị tòa án truy cứu trách nhiệm hình sự
Chương VI: TÀI CHÍNH CỦA HỘI
Điều 14: Tài chính của Hội bao gồm:
1. Hội phí của hội viên
2. Thu nhập do hoạt động gây quỹ của Hội được Nhà nước cho phép
3. Viện trợ bằng tiền hoặc hiện vật của các tổ chưucs và cấ nhân trong và ngoài nước tự nguyện đóng góp cho hội.
Việc sử dụng theo quy định của Hội và quy chế tài chính của Nhà nước
Chương VII: SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ
Điều 15: Chỉ có đại hội đại biểu toàn quốc của Hội nhi khoa mới có quyền thay đổi điều lệ.
Bản điều lệ này gồm có 7 chương và 15 điều
HỘI NHI KHOA VIỆT NAM
CHỦ TỊCH
GS. TS NGUYỄN THU NHẠN
(đã ký)